Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ cây hẹ

Cây hẹ có nhiều công năng chữa bệnh, các bạn nên biết để tận dụng trong cuộc sống để luôn khỏe mạnh nhé!

Theo đông y, lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận,bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.

Theo Tây y, trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ… có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy.


Hẹ có thành phần saponin có tác dụng long đờm. 
Long đờm trị ho

Hẹ có thành phần saponin có tác dụng long đờm. Kết hợp với thành phần kháng sinh, hẹ trở thành vị thuốc tốt cho những người hen suyễn, khò khè có đờm, ho do lạnh, nhiễm khuẩn.

Dược tính này của hẹ gần với tỏi nhưng lại ít hắc hơn nên dễ dùng cho trẻ nhỏ. Khi cho trẻ uống nước lá hẹ thì ngoài trị ho, giun kim, còn trị được chứng tiểu dầm, hay đổ mồ hôi trộm, viêm hô hấp trên.

Tăng nhạy cảm insulin

Lá hẹ giàu chất xơ lại có tác dụng tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin nên chúng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Chúng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Bệnh nhân đái tháo đường nên dùng lá hẹ nấu canh hoặc làm gia vị hàng ngày.

Trị cảm sốt, ho ở cả người lớn, trẻ em

Đem một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ trộn với ít đường phèn hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy, để nguội, người lớn ăn cả nước và cái, trẻ em uống nước (dùng lá hẹ tươi sống, không nên đun sôi sẽ làm mất tác dụng của kháng sinh).

Chứng đái dầm ở trẻ em

Bạn lấy gạo 50g, rễ hẹ 25g. Gạo vo sạch nấu cháo, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng. Dùng liên tục 10 ngày.

Tiểu đêm nhiều lần

Lấy lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Tất cả phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước ấm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét